Đo đạc và xử lý số liệu Địa_chấn_chiếu_sóng

Các điểm nguồn (ĐN) và điểm thu (ĐT) bố trí trong hố khoan, hầm lò và/hoặc trên mặt đất, sao cho đủ tia chiếu trùm lên đối tượng. Kết quả đo là các đường ghi địa chấn, được đưa vào phần mềm vạch sóng (Pick) để thu được thời gian truyền của sóng dọc Tp, đôi khi lấy cả sóng ngang Ts, và cường độ sóng Ap, As tương ứng.[2]

Số liệu đó cùng với tọa độ XYZ của ĐN và ĐT được nhập vào phần mềm Tomography để thực hiện giải ngược. Ví dụ phần mềm GeoTomCG của GeoTom, LLC (Mỹ) là phần mềm giải 3D cho địa chấn chiếu sóng.[3]

  • Bố trí đo tuyến chữ thập với hố khoan
  • Băng ghi điển hình và kết quả chiếu sóng ở một slice
  • Biểu diễn kết quả chiếu sóng dạng không gian.
Chiếu sóng với nguồn trong hố khoan, thu sóng bằng hai dãy thu giao nhau trên mặt đất, giải bằng GeoTomCG.

Kết quả được biểu diễn ra sẽ tự động là một mặt cắt 2D, các mặt cắt, hay khối 3D. Có hai điểm cần chú ý khi thiết kế đo thực địa:

  • Để kết quả tin cậy thì mỗi phần tử môi trường (mảnh chữ nhật trong mặt cắt, hay mảnh khối hộp trong 3D) phải có cỡ chục tia sóng trở lên.
  • Để tránh sai số do lỗi khởi động máy (trigger) cần dùng máy đo nhiều kênh.

Tại Việt Nam phép đo này đã được Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện khi tham gia khảo sát công trường xây dựng Formosa Vũng Áng năm 2010.